当前位置:首页 > 时尚

Những mô hình điểm trong xây dựng 'thôn thông minh'

Phấn đấu mỗi tỉnh,ữngmôhìnhđiểmtrongxâydựngthônthô thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 01 mô hình thí điểm xã NTM thông minh theo lĩnh vực nổi trội nhất, làm cơ sở để tổng kết và đề xuất Bộ tiêu chí quốc gia về NTM thông minh giai đoạn 2026 - 2030.

Từ giữa năm 2023, xóm Lâm Phú, xã Giao Phong, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định bắt tay triển khai xây dựng mô hình xóm NTM thông minh được khoảng 5 đến 6 tháng nay, nhưng nhờ sự đồng thuận của người dân, Lâm Phú đã trở thành đơn vị đầu tiên của xã Giao Phong được công nhận xóm NTM thông minh, góp phần giúp xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Xóm Lâm Phú giờ không chỉ khang trang, sạch đẹp mà mức độ “số hóa” đã trở nên phổ biến trong cuộc sống. Hệ thống camera an ninh đã phủ khắp xóm; nhà văn hóa xóm rộng 500m² được lắp đặt mạng wifi tốc độ cao phục vụ học tập, tra cứu thông tin, học hỏi mô hình làm ăn của người dân; tỷ lệ sử dụng mạng wifi của các hộ đạt 80%. Nhiều mặt hàng của người dân trong xóm, nhất là cá và rau củ đã được giới thiệu, quảng bá, giao dịch mua bán qua internet, giúp tăng số lượng tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm.

Để hoàn thành xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu đòi hỏi địa phương cần phải có một thôn thông minh bao hàm đủ các điều kiện: Có hạ tầng mạng Internet băng rộng, cáp quang phủ sóng trên 80 % hộ gia đình phổ cập dịch vụ mạng di động 4G, 5G đạt 100 %; có mạng Wifi miễn phí tại Nhà Văn hóa thôn hơn 90 %; người dân trưởng thành sử dụng điện thoại thông minh đạt hơn 70 %; người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán điện tử. 

W-nongthon.png
Dương Xá- mô hình điểm trong xây dựng "thôn thông minh" trong xây dựng nông thôn mới

Với chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ xã đến thôn, tổ dân phố trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu gắn với đầu tư, xây dựng xã thành phường, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã trở thành mô hình điểm trong xây dựng "thôn thông minh" trong xây dựng nông thôn mới. 

Theo Quyết định phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021 - 2025”, mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 01 mô hình thí điểm xã NTM thông minh theo lĩnh vực nổi trội nhất, làm cơ sở để tổng kết và đề xuất Bộ tiêu chí quốc gia về NTM thông minh giai đoạn 2026 - 2030. 

Tuy nhiên với hầu hết các địa phương, việc xây dựng NTM thông minh vẫn còn rất mới mẻ, do vậy việc đào tạo và nâng cao năng lực về chuyển đổi số là rất cần thiết. Cần tổ chức các hội nghị, các đợt tập huấn kiến thức về chuyển đổi số, khả năng tiếp cận thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ xây dựng NTM các cấp và người dân, cộng đồng ở nông thôn. Tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng chuyên sâu về công nghệ thông tin, sử dụng dịch vụ số an toàn trên không gian mạng cho các doanh nghiệp, HTX và tổ chức kinh tế ở khu vực nông thôn. Phát động các phong trào, các đợt thi đua tham gia hoạt động chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh.

Bên cạnh đó, việc đầu tư và hoàn thiện trang thiết bị, đẩy mạnh xây dựng chính quyền số trong xây dựng NTM nâng cao, NTM thông minh, tăng cường xây dựng và áp dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến liên thông, đồng bộ cấp tỉnh, huyện, xã; nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ nhân dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; tăng cường thực hiện cải cách hành chính gắn với chính phủ điện tử, dịch vụ công trực tuyến. Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ viễn thông, hỗ trợ người dân sử dụng thiết bị công nghệ thông tin miễn phí khu vực trung tâm xã, các điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, điểm du lịch nông thôn…

Việt Nam hùng cườngNghịch lí của doanh nghiệpNghịch lí của doanh nghiệp Kỷ nguyên Vươn mình: Quốc gia phải giàu có, thịnh vượngKỷ nguyên Vươn mình: Quốc gia phải giàu có, thịnh vượng Việt Nam còn dư địa rất lớn cho phát triểnViệt Nam còn dư địa rất lớn cho phát triển Việt Nam cần thích ứng với hoàn cảnh mớiViệt Nam cần thích ứng với hoàn cảnh mới Kỳ vọng hành động cho công cuộc Đổi mớiKỳ vọng hành động cho công cuộc Đổi mới

分享到: