当前位置:首页 > 娱乐

Xác định nguyên nhân sạt lở nghiêm trọng ở sông Krông Nô, “nuốt” đường bê tông

Trước đó,nuốt vào ngày 24 và 25/10, bờ sông Krông Nô, đoạn qua xã Nâm N'đir bị sạt lở hơn 205m. Ước tính, có hàng nghìn m3 đất và hơn 100 cây cà phê của người dân sạt xuống sông. Nghiêm trọng hơn là có một đoạn đường bê tông dài hơn 30m cũng đã bị sạt lở.

Tình trạng sạt lở tại đoạn sông này vẫn đang diễn ra và có nguy cơ sẽ làm sạt lở thêm khoảng 200m đường bê tông cùng một kênh thuỷ lợi.

Ông Võ Văn Minh, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông cho biết, trước tình hình sạt lở nghiêm trọng, đã chỉ đạo huyện Krông Nô đã cắm biển cảnh báo khu vực nguy hiểm, khuyến cáo người dân không tiếp cận để đảm bảo an toàn.

Đồng thời, Sở cũng đã lập đoàn đi kiểm tra, đánh giá sơ bộ nguyên nhân dẫn đến tình hình sạt lở. Trong đó, xác định có một số nguyên nhân dẫn đến sạt lở bờ sông như: do tình trạng khai thác cát; do hoạt động của các nhà máy thuỷ điện; do quy luật dòng chảy và do địa chất bờ sông yếu, chủ yếu là đất pha cát.

Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông đã mời các đơn vị, doanh nghiệp liên quan về làm việc, đối thoại với người dân và đưa ra phương án khắc phục, hỗ trợ người dân bị thiệt hại. Về quản lý lưu vực sông lâu dài, theo ông Minh cần có sự tham gia đánh giá của các bộ ngành để mỗi lần những sự cố sạt lở có thể xác định rõ trách nhiệm của những đơn vị, doanh nghiệp có liên quan, tránh việc đổ lỗi cho nhau.

“Sở cũng mời các đơn vị có liên quan trên sông, mời các doanh nghiệp cả thuỷ điện, cả doanh nghiệp khai thác cát để đối thoại. Bà con đòi cao nhưng doanh nghiệp đòi thấp đi thì phải đối thoại rồi giải quyết đi đến điểm chung, người dân và doanh nghiệp đều chấp nhận được. Về giải pháp lâu dài, đề nghị Bộ Công thương và Bộ Tài nguyên chủ trì đánh giá lại việc bồi lắng cũng như sạt lở lòng sông. Để khoanh định, say này vị trí đó sạt lở thì thuỷ điện phải chịu bao nhiêu phần trăm hỗ trợ cho dân, khai thác cát là bao nhiêu phần trăm, phải đánh giá được", ông Võ Văn Minh nói.

分享到: